top of page

Đã tìm thấy 12 kết quả cho ""

  • KINH TẾ | BRUNEI CHARM

    TRANG CHỦ KINH TẾ Nền kinh tế Brunei chủ yếu dựa vào lĩnh vực dầu khí, đóng góp hơn 90% kim ngạch xuất khẩu và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Ba thành phần chính của nền kinh tế quốc gia này là công nghiệp, dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, 60,7% GDP năm 2023 và 64,7% GDP vào quý 2/2024. Ngành dịch vụ cũng đóng góp đáng kể, khoảng 34,1% năm 2023 và tăng lên tới 38,1% vào quý 2/2024, và có xu hướng tăng trưởng ổn định. Ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, sản lượng tiếp tục giảm và giảm sâu, chỉ 1,2% GDP. Tầm nhìn Brunei 2035 (Wawasan Brunei 2035) Chính phủ Brunei đã ban hành Tầm nhìn Brunei 2035 vào năm 2007, nhằm mục đích chuyển đổi đất nước thành một quốc gia phát triển năng động và bền vững, với trọng tâm là đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục và phát triển kỹ năng cho công dân, đạt được chất lượng cuộc sống tốt hơn, nằm trong nhóm 10 quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Tầm nhìn Wawasan Brunei xác định năm lĩnh vực ưu tiên đầu tư chính là: Halal, công nghệ đổi mới và công nghiệp sáng tạo, dịch vụ kinh doanh, du lịch và hạ nguồn dầu khí. WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024

  • SINH VIÊN NGOẠI GIAO | BRUNEI CHARM

    TRANG CHỦ CHIA SẺ TỪ NHÓM THỰC TẬP SINH HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Đặng Lê Xuân Mai - thực tập sinh khóa I,II, sinh viên Quan hệ quốc tế - Học viện Ngoại giao "Có cơ hội thực tập tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei Darussalam trong 03 tháng hè vừa qua là một trải nghiệm đáng nhớ đối với cá nhân mình. Đại sứ quán đã tạo điều kiện cho mình được tìm hiểu về đất nước, cuộc sống và con người Brunei cũng như tôn giáo Hồi giáo và chính sách Halal. Kiến thức và kinh nghiệm thực tập trong 03 tháng tại Đại sứ quán đã giúp mình có vinh dự trở thành một thành viên Ban Tổ chức của dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Brunei - Việt Nam”. Với mình, dự án là một trải nghiệm quý giá khi mình có cơ hội được làm việc trực tiếp với các cán Đại sứ quán 2 nước, với người dân của 2 nền văn hoá khác nhau. Mình rất mong dự án sẽ thành công và tạo ra một sức lan toả rộng rãi, góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Brunei ngày càng bền chặt hơn." Trương Đức Cường - thực tập sinh khóa I, sinh viên Quan hệ quốc tế - Học viện Ngoại giao "Mình là sinh viên khóa 48 ngành Quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao. Là thực tập sinh đợt I tại Đại sứ quán, mình đã có cơ hội tìm hiểu về đất nước Brunei và mình cảm thấy rất ấn tượng với nền văn hóa đa dạng của quốc gia này. Được tham gia vào dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Việt Nam - Brunei” là một niềm vinh dự đối với mình vì đây là một cơ hội quý báu để bản thân có thể được tiếp xúc với các cán bộ Đại sứ quán là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp, đồng thời được tạo điều kiện và có thêm cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Brunei và quan hệ song phương Việt Nam - Brunei." Nguyễn Thanh Mai - thực tập sinh khóa III, sinh viên Truyền thông quốc tế - Học viện Ngoại giao “Mình là sinh viên khóa 49 Học viện Ngoại giao Việt Nam. Khi trở thành thực tập sinh của Đại sứ quán, niềm yêu thích văn hoá Brunei đến với mình một cách rất tự nhiên. Mình đã rất ấn tượng về một quốc gia yên bình, nơi người dân có cuộc sống hoà bình, trong thiên nhiên rất đa dạng. Brunei và Việt Nam có mối quan hệ ngày càng khăng khít bất kể rào cản của ngôn ngữ, tôn giáo." Hà Lê Bảo Thi - thực tập sinh khóa III, sinh viên Quan hệ quốc tế - Học viện Ngoại giao "Là sinh viên Khóa 49 - thực tập sinh khóa III tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei và được tham gia vào dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Brunei - Việt Nam” là một cơ hội đáng trân quý và niềm vinh dự của mình. Qua quá trình thực hiện, mình không chỉ được trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn mà còn có cơ hội phát triển bản thân. Thông qua tìm hiểu và khám phá, mình rất ấn tượng trước một đất nước Brunei giàu văn hóa và bản sắc." Trương Mỹ Hoa - thực tập sinh khóa III, sinh viên Kinh tế quốc tế - Học viện Ngoại giao "Là sinh viên Khóa 48 ngành Kinh tế quốc tế tại Học viện Ngoại giao, mình cảm thấy vô cùng may mắn khi được trao cơ hội thực tập tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei Darussalam. Trước đây mình chưa có nhiều hiểu biết về đất nước này, tuy nhiên, sau quá trình làm việc và tìm hiểu dưới sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ Đại sứ quán, mình đã học hỏi được rất nhiều điều thú vị về kinh tế, văn hóa, con người nơi đây. Đặc biệt, mình rất vinh dự khi được tham gia vào dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Việt Nam - Brunei”. Đây thực sự là một trải nghiệm đáng nhớ trong quãng đời sinh viên của mình." Nguyễn Ngọc Mỹ Uyên - thực tập sinh khóa III, sinh viên Kinh tế quốc tế - Học viện Ngoại giao "Được trở thành một trong những thực tập sinh khóa III của Đại sứ quán là một niềm hạnh phúc lớn đối với mình. Trong quá trình thực tập tại đại sứ quán, mình đã có cơ hội được tham gia vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng để đạt được bước tiến xa hơn trong tương lai. Một trong những điểm nhấn đáng nhớ nhất trong thời gian thực tập là cơ hội được tham gia vào dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Việt Nam- Brunei”. Dự án này không chỉ giúp mình mở rộng kiến thức về Brunei nói chung mà còn giúp mình thấy rằng, qua mỗi bước đi, giao lưu văn hóa không chỉ đơn thuần là những sự kiện mà còn là nhịp cầu gắn kết trái tim và tâm hồn giữa các quốc gia." Hoàng Quỳnh Anh - thực tập sinh khóa III, sinh viên Kinh tế quốc tế - Học viện Ngoại giao "Làm thực tập sinh tại Đại sứ quán Brunei, em có cơ hội hỗ trợ tổ chức sự kiện ngoại giao, tìm hiểu sâu về văn hóa, và rèn luyện kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa. Em được các cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, học hỏi thêm về các công tác ngoại giao và tự hào khi được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc quảng bá văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước." Nguyễn Đỗ Linh Nhi - thực tập sinh khóa II, sinh viên Truyền thông quốc tế - Học viện Ngoại giao "Có cơ hội thực tập tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei Darussalam trong 03 tháng hè vừa qua là một trải nghiệm đáng nhớ đối với cá nhân mình. Đại sứ quán đã tạo điều kiện cho mình được tìm hiểu về đất nước, cuộc sống và con người Brunei cũng như tôn giáo Hồi giáo và chính sách Halal. Kiến thức và kinh nghiệm thực tập trong 03 tháng tại Đại sứ quán đã giúp mình có vinh dự trở thành một thành viên Ban Tổ chức của dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Brunei - Việt Nam”. Với mình, dự án là một trải nghiệm quý giá khi mình có cơ hội được làm việc trực tiếp với các cán Đại sứ quán 2 nước, với người dân của 2 nền văn hoá khác nhau. Mình rất mong dự án sẽ thành công và tạo ra một sức lan toả rộng rãi, góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Brunei ngày càng bền chặt hơn." Nguyễn Phương Anh - thực tập sinh khóa III, sinh viên Luật quốc tế- Học viện Ngoại giao “Là thực tập sinh khóa III tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei, mình đã có cơ hội quý báu được tìm hiểu và nghiên cứu chi tiết về đất nước và con người Brunei. Dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Việt Nam- Brunei” đã đem đến cho mình những trải nghiệm rất ấn tượng, là cơ hội giúp mình nâng cao kiến thức, kỹ năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.” Lê Nguyễn Quỳnh Anh - thực tập sinh khóa III, sinh viên Quan hệ quốc tế - Học viện Ngoại giao "Là thực tập sinh đợt III của Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei, mình cảm thấy vô cùng vinh dự khi được tham gia vào dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Brunei - Việt Nam”. Qua dự án, mình có cơ hội khám phá và hiểu sâu hơn về nét đặc trưng văn hóa, phong tục, và lối sống của người dân nơi đây. Những trải nghiệm này không chỉ giúp mình hiểu thêm về nét đẹp của văn hóa Brunei và sự hòa quyện giữa các nền văn hóa mà còn khiến mình nhận thức rõ ràng hơn về giá trị của mối quan hệ hợp tác song phương Brunei - Việt Nam." Đỗ Khánh Vân - thực tập sinh khóa III, sinh viên Truyền thông quốc tế - Học viện Ngoại giao "Mình cảm thấy rất may mắn vì đã trở thành thực tập sinh tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei và được tạo điều kiện để tham gia dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Brunei - Việt Nam”. Mình đã học hỏi và khám phá được rất nhiều thứ về đất nước Brunei xinh đẹp cũng như lịch sử quan hệ hữu nghị bền chặt giữa hai quốc gia với nhau. Dự án nói riêng và đợt thực tập nói chung đã truyền cảm hứng để mình tìm hiểu sâu sắc về các khía cạnh văn hóa của Brunei cũng như trong việc quảng bá và giới thiệu văn hóa của chính Việt Nam. Qua trải nghiệm này, mình cũng hy vọng được có dịp ghé tự mình thăm Brunei để có những trải nghiệm giao lưu văn hóa chân thực nhất, và xin chúc cho quan hệ hữu nghị giữa Brunei - Việt Nam ngày càng sâu sắc và bền chặt." Trịnh Hoàng Oanh - thực tập sinh khóa II, sinh viên Kinh tế quốc tế - Học viện Ngoại giao "Mình cảm thấy vô cùng vinh dự và may mắn khi được trở thành thực tập sinh tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei. Tại đây, mình không chỉ được học hỏi kiến thức từ các anh chị, các bạn cùng nhóm mà còn có cơ hội rèn luyện, áp dụng các kiến thức trên lớp vào thực tế. Bên cạnh đó, việc được tham gia vào dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Brunei - Việt Nam” là một cơ hội quý giá để mình có thể tìm hiểu rõ hơn về văn hoá Brunei cũng như quảng bá văn hoá Brunei đến người dân Việt Nam và ngược lại." Nguyễn Hải Linh - thực tập sinh khóa III, sinh viên Quan hệ Quốc tế - Học viện Ngoại giao "Được trở thành thực tập sinh tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei và tham gia vào dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Brunei - Việt Nam” là một cơ hội lớn và là một niềm vinh dự đối với mình khi có thể đóng góp một phần không nhỏ trong việc thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa hai quốc gia Brunei - Việt Nam thông qua việc tìm tòi, khám phá những nét đẹp về văn hoá, con người và phong tục của Brunei để tổ chức nên những hoạt động giao lưu văn hoá thực chất như thế này." Phạm Đào Hồng Ngọc - thực tập sinh khóa II, sinh viên Truyền thông quốc tế - Học viện Ngoại giao "Mình vô cùng biết ơn các anh chị tại Đại sứ quán và quãng thời gian 3 tháng thực tập đã giúp mình phát triển bản thân, cả về kiến thức và kỹ năng. Dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Brunei - Việt Nam” là một dự án vô cùng ý nghĩa, giúp mình có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về những nét đặc trưng văn hóa của Brunei Darussalam, đồng thời, tiếp cận và hiểu được tính chất công việc của các cán bộ ngoại giao đang công tác tại Đại sứ quán." Trần Thu Uyên - thực tập sinh khóa II, sinh viên Kinh tế quốc tế - Học viện Ngoại giao "Mình cảm thấy vô cùng vinh dự và may mắn khi được trở thành thực tập sinh tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei. Trong thời gian thực tập, mình không chỉ được trau dồi những kiến thức, kỹ năng làm nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của anh/chị và Đại sứ, mà mình còn có cơ hội hiểu thêm về văn hoá Islam của đất nước Brunei. Qua đó mình được biết đến một lối sống và tiêu thụ thực phẩm lành mạnh của người dân Brunei nói riêng và của cộng đồng người Hồi giáo nói chung." Nguyễn Thu Trang - thực tập sinh khoá III, sinh viên Truyền thông quốc tế - Học viện Ngoại giao "Là một sinh viên ở Học viện, mình đã cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi là một trong những thực tập sinh được làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei. Xuyên suốt quá trình thực tập, mình đã được học hỏi nhiều kinh nghiệm, kiến thức Ngoại giao, hiểu biết thêm về văn hoá, con người và đặc trưng tôn giáo, tín ngưỡng ở Brunei. Bên cạnh đó, việc được tham gia vào dự án “Tìm hiểu văn hóa Brunei và đóng góp của các hoạt động trao đổi văn hóa vào quan hệ song phương Brunei - Việt Nam” sẽ là một trong những cơ hội quý giá để mình có thể hiểu hơn về đất nước xinh đẹp này." WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024

  • THIÊN NHIÊN | BRUNEI CHARM

    TRANG CHỦ THIÊN NHIÊN Brunei được mệnh danh là “Hòn ngọc xanh” của Đông Nam Á, nổi tiếng với những cánh rừng nhiệt đới xanh mướt. Đất nước Hồi giáo này đặc trưng bởi nhiều khu bảo tồn rừng, trong đó công viên quốc gia Ulu Temburong nằm trong khu bảo tồn rừng Batu Apoi được biết đến là một trong những khu rừng nguyên sinh còn sót lại lớn nhất Đông Nam Á. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài bò sát, động vật có vú, côn trùng, các loại chim quý hiếm như đại bàng rắn Kinabalu, chim mỏ sừng tê giác… và hàng trăm loại bướm. WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024

  • CÁC ĐỊA DANH NỔI TIẾNG | BRUNEI CHARM

    TRANG CHỦ ĐỊA DANH NỔI TIẾNG OMAR ALI SAIFUDDIEN Nhà thờ Hồi giáo chính là biểu tượng của Brunei. Omar Ali Saifuddien là một trong những nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng nhất ở Brunei, với kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phong cách Mã Lai truyền thống và hiện đại. Nhà thờ nằm trên một hòn đảo nhân tạo giữa một hồ nước nhân tạo, tạo nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng. JAME' ASR HASSANIL BOLKIAH Jame' Asr Hassanil Bolkiah là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Brunei, có thể chứa đến 5.000 người. Kiến trúc của nhà thờ được lấy cảm hứng từ các nhà thờ Hồi giáo ở Trung Đông, với những mái vòm lớn và các chi tiết trang trí tinh xảo. KHU LÀNG NỔI KAMPONG AYER Làng nổi Kampong Ayer là điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi đến với Brunei. Đây là khu làng nổi lớn nhất trên thế giới, được xem là điểm khởi đầu của sự phát triển làm nên đất nước Brunei giàu có như bây giờ. Ngôi làng được xây dựng hoàn toàn trên mặt nước, với những ngôi nhà sàn nối với nhau bằng các cầu gỗ. Cách sống của người dân ở Kampong Ayer vẫn giữ được nhiều nét truyền thống, tạo nên một khung cảnh độc đáo và hấp dẫn. CẦU SULTAN HAJI OMAR ‘ALI SAIFUDDIEN Cầu Sultan Haji Omar ‘Ali Saifuddien, hay còn được gọi là cầu Temburong, là một cây cầu đường đôi ở Brunei được khởi công xây dựng năm 2014 và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 3 năm 2020. Với chiều dài 30 km, đây là cây cầu dài nhất Đông Nam Á, kết nối trực tiếp đất liền từ quận Brunei-Muara tới quận ngoại biên Temburong. Cầu Sultan Haji Omar ‘Ali Saifuddien cho phép hành khách đi lại giữa 2 vùng lãnh thổ Brunei mà không cần phải đi qua Malaysia, từ đó rút ngắn thời gian di chuyển đáng kể. WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024

  • TRIẾT LÝ DÂN TỘC | BRUNEI CHARM

    TRIẾT LÝ DÂN TỘC TRANG CHỦ Với vị trí địa lý đặc biệt tại đảo Borneo và lịch sử lâu đời, Brunei đã hình thành một bản sắc văn hóa độc đáo. Triết lý dân tộc ‘Melayu Islam Beraja’ (Mã Lai, Hồi giáo, Quân chủ) đóng vai trò trung tâm trong việc định hình và bảo tồn bản sắc này. Triết lý dân tộc Brunei có sự kết hợp ba yếu tố: văn hóa Mã Lai, Hồi giáo và chế độ quân chủ. Trong đó, yếu tố Melayu khẳng định bản sắc dân tộc, nhấn mạnh vai trò của văn hóa, ngôn ngữ, và truyền thống của người Mã Lainhư một phần không thể thiếu trong việc duy trì và phát huy bản sắc dân tộc của Brunei. Yếu tố Islam (Hồi giáo) thể hiện Brunei là đất nước Hồi giáo. Hồi giáo đóng vai trò cốt lõi trong triết lý cũng như trong đời sống hàng ngày của người dân Brunei phản ánh qua các nghi thức tôn giáo đến những giá trị đạo đức, Hồi giáo là kim chỉ nam cho đời sống của người dân Brunei. Yếu tố Beraja thể hiện Brunei theo chế độ quân chủ, Quốc vương Brunei là người lãnh đạo tối cao. WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024

  • TRANG CHỦ | BRUNEI CHARM

    BRUNEI DARUSSALAM BIỂU TƯỢNG HÒA BÌNH KHÁM PHÁ VIÊN NGỌC ẨN MÌNH DARUSSALAM Like ĐẤT NƯỚC KHÁM PHÁ VĂN HÓA KHÁM PHÁ THIÊN NHIÊN KHÁM PHÁ NGOẠI GIAO VĂN HÓA KHÁM PHÁ SINH VIÊN DAV KHÁM PHÁ NHIẾP ẢNH GIA KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC ĐÔI NÉT VỀ BRUNEI Là nước quốc gia Hồi giáo do vương triều Bolkiah trị vì từ thế kỷ XIV, với lịch sử giàu truyền thống dân tộc, nền văn hóa đặc sắc chịu ảnh hưởng đậm nét của Hồi giáo được bảo tồn từ xa xưa. XEM THÊM ĐẤT NƯỚC LỊCH SỬ Brunei Darussalam có lịch sử lâu đời và dày truyền thống·, bắt nguồn từ thời kỳ đầu của các đế chế hải quân như Srivijaya - vương quốc hàng hải tồn tại từ khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 13, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Brunei đã phát triển kể từ đó cho tới nay. XEM THÊM ĐẤT NƯỚC TRIẾT LÝ DÂN TỘC Brunei Darussalam, với vị trí địa lý đặc biệt tại đảo Borneo và lịch sử lâu đời, đã hình thành một bản sắc văn hóa độc đáo. Triết lý dân tộc "Melayu Islam Beraja" (Mã Lai, Hồi giáo, Quân chủ, gọi tắt là MIB) đóng vai trò quan trọng trong định hình bản sắc quốc gia. XEM THÊM ĐẤT NƯỚC CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ Brunei Darussalam là quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế. Quốc vương là nguyên thủ quốc gia, có quyền lực tối cao trong các vấn đề tôn giáo, chính trị, lập pháp và hành pháp. XEM THÊM ĐẤT NƯỚC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Ở Brunei có sự kết hợp sử dụng luật thành văn và án lệ. Luật thành văn gồm Hiến pháp và các bộ luật. Hệ thống luật pháp của Brunei là một sự kết hợp giữa thông luật và luật Shariah. XEM THÊM ĐẤT NƯỚC KINH TẾ Ngành dầu khí là ngành đóng góp chính vào sự tăng trưởng của Brunei, chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của đất nước, đóng góp 64,7% GDP. XEM THÊM LỄ HỘI - DỊP GẮN KẾT Người Brunei đề cao Hồi giáo và giá trị tinh thần nó mang lại, chú trọng những hoạt động gắn kết tình cảm gia đình, cộng đồng như ăn chay, cầu nguyện, thăm hỏi. XEM THÊM CÁC ĐỊA DANH NỔI TIẾNG Khi ánh nắng chiếu lên những mái vòm của nhà thờ, cung điện, Brunei toả sáng như được dát vàng. Các ngôi làng độc đáo như Kampong Ayer (làng nổi) là điểm đến hút khách của Brunei. XEM THÊM CUỘC SỐNG THANH BÌNH Cuộc sống thanh bình và sự hòa hiếu, thân thiện của người dân Brunei là một trong những nét đẹp của đời sống văn hoá Brunei. XEM THÊM NÉT ĐẸP VĂN HÓA CẢNH SẮC RỪNG XANH Brunei được mệnh danh là "Hòn ngọc xanh" của Đông Nam Á. Xứ sở này rợp bóng cây xanh từ những khu rừng nguyên sơ nhiệt đới, nơi bảo tồn các loài thực, động vật quý hiếm. Hàng năm Brunei thu hút một lượng lớn du khách mong muốn trải nghiệm du lịch nguyên sinh. XEM THÊM SINH VIÊN LÀM NGOẠI GIAO VĂN HÓA Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao chia sẻ về các trải nghiệm thực tế tham gia các hoạt động ngoại giao văn hóa trong qúa trình thực tập tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei Darussalam, bày tỏ niềm tự hào và vinh dự góp phần thúc đẩy gia lưu văn hóa giữa hai nước. NGUYỄN THANH MAI Sinh viên K49 Khoa Luật Quốc tế & Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại Trưởng Nhóm thực tập sinh đợt III TRƯƠNG ĐỨC CƯỜNG Sinh viên K48 Khoa Chính trị quốc tế & Ngoại giao Trưởng Nhóm thực tập sinh đợt I ĐẶNG LÊ XUÂN MAI Sinh viên K48 Khoa Chính trị quốc tế & Ngoại giao Trưởng Nhóm thực tập sinh đợt II LƯU BÚT KỲ THỰC TẬP Nhóm Sinh viên Học viện Ngoại giao chia sẻ các trải nghiệm thực tế về công tác ngoại giao văn hóa, về đất nước con người Brunei qua các kỳ thực tập tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei... XEM THÊM NHIẾP ẢNH GIA TRẦN CHÂN Trần Chân là người Việt Nam sinh sống và học tập tại Brunei, anh đã chia sẻ rất nhiều ảnh chụp về đất nước Brunei. Anh từng vinh dự nhận bằng khen của Chính phủ Brunei trong Cuộc thi ảnh “Kỷ niệm qua ống kính: Ghi lại niềm hân hoan nhân dịp sinh nhật Quốc vương lần thứ 78” (“Celebrate Through the Lens: Capture the Joy of His Majesty’s 78th Birthday” Photography Competition) năm 2024. NGOẠI GIAO VĂN HÓA Giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa là một trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên trong Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Brunei. Thời gian qua, các hoạt động giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Trong đó, thanh niên Việt Nam là một lực lượng quan trọng trong thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước nói chung, giữa Việt Nam và Brunei nói riêng. ĐẠI SỨ ĐẶC MỆNH TOÀN QUYỀN VIỆT NAM TẠI BRUNEI DARUSSLAM ÔNG TRẦN ANH VŨ "Ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, góp phần tạo nên sự hợp tác, gắn kết, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và các đối tác, trong đó có Brunei Darussalam." PHÓ GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN NGOẠI GIAO BÀ NGUYỄN THỊ THÌN "Học viện Ngoại giao đang tích cực đổi mới, sáng tạo trong nghiên cứu và đào tạo về Ngoại giao Văn hóa,…lồng ghép các yêu cầu để sinh viên xây dựng các Đề án quảng bá nét đẹp văn hóa của địa phương mình với bạn bè quốc tế, và tổ chức các cuộc giao lưu với sinh viên quốc tế để thế hệ trẻ tăng cường tương tác, giao thoa và lĩnh hội văn hóa." BRUNEI QUA ỐNG KÍNH Dự án được truyền cảm hứng từ bộ sưu tập ảnh tuyệt đẹp của hai nhiếp ảnh gia tài năng hiện đang sinh sống tại Brunei. Các bức ảnh đã tái hiện chân thực và sinh động về cuộc sống đương đại và các nét văn hóa độc đáo của đất nước Brunei. NHIẾP ẢNH GIA LOW TONG WAH Ông Low Tong Wah là người Malaysia sinh sống và làm việc tại Brunei Darussalam từ năm 1988. Ông vừa là kỹ sư vừa là nhà hoạt động xã hội, có nhiều hoạt động thiện nguyện, đóng góp cho Quỹ từ thiện iCare tại Thái Lan, nơi cung cấp mái ấm, học bổng cho rất nhiều trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Ông tham gia tích cực vào các hoạt động của Ngoại giao đoàn tại Brunei Darussalam. WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024 CHỊ HOÀNG THỊ NGỌC ANH Giảng viên Khoa Luật Quốc tế - Học viện Ngoại giao "Mình rất ấn tượng với kiến trúc, tôn giáo, và mong muốn được tiếp xúc với người Brunei nhiều hơn sau thời gian công tác tại Brunei. Sinh viên Học viện Ngoại giao có thể có những đóng góp tích cự cho ngoại giao văn hoá, giao lưu nhân dân..." ANH TRẦN CHÂN Kiều bào Việt Nam tại Brunei Darussalam "Cộng đồng người Hồi giáo tại Brunei rất dễ hoà nhập với người Việt sống xa nhà."

  • CON NGƯỜI - ĐỜI SỐNG | BRUNEI CHARM

    ÂM NHẠC BRUNEI Nhạc truyền thống Brunei, với những điệu múa uyển chuyển và nhạc cụ dân tộc đặc sắc như gendang (trống), gambus (đàn) và serunai (kèn), là biểu hiện của niềm vui, và còn là cách để kể lại lịch sử và truyền thống của dân tộc. Hát dân ca Brunei, với các làn điệu dân gian đặc trưng, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội và tụ họp cộng đồng, mang đến cho người nghe cảm giác gần gũi và ấm áp. Trong các ngày hội truyền thống như Hari Raya Aidilfitri - mừng tháng Ramadan kết thúc, Maulidur Rasul - kỷ niệm ngày sinh của Tiên tri Muhammad, người dân Brunei chơi âm nhạc và biểu diễn nghệ thuật để đón mừng lễ hội. không chỉ là nguồn giải trí, mà còn là cách để bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian. Chúng giúp duy trì sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa các thế hệ, và là cầu nối để truyền bá giá trị văn hóa đến với thế giới. TRANG CHỦ TRANG CHỦ ĐỜI SỐNG BRUNEI TRONG THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI Nhạc truyền thống Brunei, với những điệu múa uyển chuyển và nhạc cụ dân tộc đặc sắc như gendang (trống), gambus (đàn) và serunai (kèn), là biểu hiện của niềm vui, và còn là cách để kể lại lịch sử và truyền thống của dân tộc. Hát dân ca Brunei, với các làn điệu dân gian đặc trưng, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội và tụ họp cộng đồng, mang đến cho người nghe cảm giác gần gũi và ấm áp. Trong các ngày hội truyền thống như Hari Raya Aidilfitri - mừng tháng Ramadan kết thúc, Maulidur Rasul - kỷ niệm ngày sinh của Tiên tri Muhammad, người dân Brunei chơi âm nhạc và biểu diễn nghệ thuật để đón mừng lễ hội. không chỉ là nguồn giải trí, mà còn là cách để bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian. Chúng giúp duy trì sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa các thế hệ, và là cầu nối để truyền bá giá trị văn hóa đến với thế giới. ÂM NHẠC BRUNEI ĐÁM CƯỚI Tại Brunei, đám cưới truyền thống là một nghi lễ văn hóa lâu đời và phản ánh tầm quan trọng của các giá trị văn hóa – gia đình và sự giữ gìn văn hóa truyền thống tại quốc gia này. Đám cưới truyền thống ở Brunei diễn ra trong vòng 12 ngày với tổng cộng 10 nghi lễ cầu kỳ khác nhau được thực hiện, đặc biệt là đối với các gia đình thuộc dòng dõi quý tộc hoặc hoàng gia. Nghi lễ cưới chính thức được gọi là bersanding, là một sự kiện trọng đại diễn ra trước sự chứng kiến của gia đình, bạn bè và khách mời hai bên. Tại đây, cô dâu và chú rể trong bộ trang phục truyền thống Brunei cùng nhau sánh bước tới lễ đường sẽ chính thức thành đôi và ra mắt trước toàn thể gia đình. WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024

  • GIỚI THIỆU CHUNG | BRUNEI CHARM

    TRANG CHỦ Brunei Darussalam (gọi tắt là Brunei) là quốc gia nằm ở phía Bắc đảo Borneo thuộc khu vực Đông Nam Á, phía nam và phía tây giáp Malaysia, phía bắc giáp Biển Đông. Brunei hiện do Quốc vương Hassanal Bolkiah trị vì, thủ đô đặt tại Bandar Seri Begawan. Tính đến tháng 7/2024, dân số Brunei 2024 là 462.721 người tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2024. Diện tích Brunei khoảng 5.765 km², được chia thành bốn quận: Brunei-Muara, Belait, Tutong và Temburong. Hồi giáo là quốc đạo, và tiếng Mã Lai là quốc ngữ, ngoài ra người Brunei còn sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Quốc ca của Brunei là “Allah Belihakarakan Sultan”, có nghĩa là “Thượng đế bảo vệ Quốc vương” trong tiếng Malaysia. Brunei là một trong mười quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Thủ đô Bandar Seri Begawan ĐÔI NÉT VỀ BRUNEI KHÍ HẬU Brunei có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ ổn định quanh năm dao động từ 24°C đến 32°C, mùa mưa kéo dài từ cuối tháng Tám đến khoảng tháng Một năm sau. Brunei có nhiều rừng nguyên sinh, ít thiên tai, với dầu mỏ là nguồn thu nhập chính của đất nước này QUỐC KỲ WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI DARUSSALAM Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024

  • LỊCH SỬ | BRUNEI CHARM

    TRANG CHỦ Brunei Darussalam có lịch sử lâu đời và dày truyền thống, bắt nguồn từ thời kỳ đầu của các đế chế hải quân như Srivijaya - vương quốc hàng hải tồn tại từ khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, khi vùng đất này nằm dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các nền văn minh ven biển trong khu vực Đông Nam Á. Đạo Hồi được truyền vào Brunei vào khoảng thế kỷ XIV, trở thành quốc giáo và là nền tảng cho sự phát triển của vương quốc. Hồi giáo không chỉ mang lại cho Brunei bộ luật Shariah bổ sung bên cạnh hệ thống thông luật và là nguồn cội cho nền văn hóa giàu nét đặc sắc cho Brunei, mà còn giúp nước này gắn kết với cộng đồng Hồi giáo toàn cầu, củng cố vị thế và tình hữu nghị quốc tế. Hồi giáo đóng vai trò lớn trong hệ tư tưởng và văn hóa của đất nước. Một trong những thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Brunei bắt đầu từ triều đại của Sultan Bolkiah vào thế kỷ XV. Sultan Bolkiah, vị Sultan thứ năm, đã đưa đất nước vào thời kỳ hoàng kim. Dưới sự trị vì của ông, Brunei trở thành một trung tâm quyền lực và thương mại lớn trong khu vực, trải dài từ đảo Borneo tới tận Philippines. Vị Sultan này không chỉ khẳng định vị thế của Brunei trên trường quốc tế mà còn củng cố một di sản đáng tự hào của sự thịnh vượng và ảnh hưởng. Đến thế kỷ XVII-XVIII, trong bối cảnh các đế quốc phương Tây như Hà Lan, Tây Ban Nha,... tranh giành mở rộng ảnh hưởng vào khu vực, năm 1888, Brunei ký Hiệp ước với Anh và trở thành nước bảo hộ của Anh. Hiệp ước này chấm dứt hiệu lực vào năm 1983 và năm 1984, Brunei tuyên bố trở thành quốc gia độc lập, với triết lý dân tộc Quân chủ, Hồi giáo, Mã lai. LỊCH SỬ WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024

  • LỄ HỘI | BRUNEI CHARM

    QUỐC KHÁNH BRUNEI Quốc khánh Brunei vào ngày 23 tháng 2 hàng năm là một trong các sự kiện quan trọng nhất của Brunei. Trong dịp này, Các buổi diễu hành hoành tráng diễn ra tại thủ đô Bandar Seri Begawan, với sự tham gia của các lực lượng quân đội, cảnh sát, các đoàn thể xã hội và người dân địa phương. Các buổi biểu diễn văn hóa, âm nhạc và múa truyền thống mang đến không khí sôi động và đầy màu sắc. Người dân cũng tham gia vào các sự kiện cộng đồng, hội chợ và triển lãm, và đến tối, ngày Quốc khánh Brunei sẽ kết thúc bằng màn trình diễn pháo hoa hoành tráng. SINH NHẬT QUỐC VƯƠNG Sinh nhật Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah là một sự kiện lớn được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 hàng năm. Trong dịp này, cả nước ngập tràn không khí lễ hội với các hoạt động như diễu hành, biểu diễn văn nghệ, và các nghi lễ truyền thống long trọng. Cung điện Hoàng gia mở cửa đón công chúng đến chúc mừng, thể hiện sự gần gũi và tấm lòng của Quốc vương với người dân. Đây không chỉ là dịp mừng sinh nhật mà còn là ngày đoàn kết, gắn kết tinh thần quốc gia. LỄ HARI RAYA Lễ Hari Raya là một trong những lễ hội quan trọng nhất tại Brunei, đánh dấu kết thúc tháng Ramadan của người Hồi giáo. Vào dịp này, các gia đình ở Brunei thường tổ chức tiệc mừng, tụ họp, và mở cửa đón tiếp bạn bè, người thân. Lễ Hari Raya không chỉ là thời gian dành cho việc lễ bái và cầu nguyện mà còn là dịp để mọi người thắt chặt tình thân, bày tỏ lòng biết ơn và sự tha thứ. Người dân trang trí nhà cửa lộng lẫy, mặc trang phục truyền thống như baju melayu (cho nam) và baju kurung (cho nữ), cùng nhau thưởng thức các món ăn đặc sản như ketupat và rendang. Lễ hội này cũng là lúc Quốc vương Brunei mở cung điện cho công chúng vào chúc mừng, thể hiện sự gần gũi và lòng tôn kính của nhân dân. TRANG CHỦ CÁC NGÀY LỄ QUAN TRỌNG QUỐC KHÁNH BRUNEI LỄ HARI RAYA SINH NHẬT QUỐC VƯƠNG NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI THÁNG RAMADAN & LỄ HARI RAYA AIDILFITRI WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024 NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI Ngày Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Brunei là một ngày lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 31 tháng 5. Đây là ngày lễ kỷ niệm quân đội Brunei, bao gồm Lục quân Hoàng gia Brunei, Không quân và Hải quân Hoàng gia Brunei. Ngày lễ này được tổ chức với các cuộc diễu hành, ban nhạc quân đội và các hoạt động đặc biệt để tỏ lòng kính trọng đối với lực lượng vũ trang và các cựu chiến binh đã từng phục vụ trong đó. Vào ngày này, cả nước được nghỉ, các trường học, cơ quan chính phủ và hầu hết các doanh nghiệp cũng đóng cửa. THÁNG RAMADAN & LỄ HARI RAYA AIDILFITRI Trong tháng Ramadan theo truyền thống của Hồi giáo, người Brunei thực hiện nghi lễ chay tịnh từ sáng đến tối một cách nghiêm túc. Ramadan là thời điểm con người suy ngẫm, và kết nối với cộng đồng. Brunei thể hiện tinh thần này bằng cách tổ chức các hoạt động cộng đồng, như các sự kiện từ thiện và bữa ăn iftar, nơi những người từ mọi tầng lớp xã hội tụ họp để cùng nhau ăn bữa chay. Du khách thường được chào đón tham gia vào những buổi tụ họp này, trải nghiệm cảm giác đoàn kết và nhận được sự tiếp đón nồng ấm từ người dân địa phương. Hari Raya AidilFitri là một thời điểm để người Hồi giáo bày tỏ lòng biết ơn đối với Allah sau thời điểm ăn chay, tĩnh tâm của tháng Ramadan. Trước Hari Raya AidilFitri, các gia đình dọn dẹp nhà cửa kỹ lưỡng, trang trí nhà cửa bằng đèn sáng và đồ trang trí đẹp mắt. Đàn ông mặc Baju Melayu, một chiếc áo sơ mi rộng, kết hợp với Sampin, một chiếc sarong truyền thống. Phụ nữ mặc Baju Kurung, một bộ áo sơ mi và váy rộng, được bổ sung bởi Tudong (khăn che đầu). Du khách sẽ được thưởng thức các món ngon như lemang (gạo nếp nấu trong tre), serunding (thịt xé sợi cay) và nhiều loại kuih (bánh truyền thống và bánh ngọt). Trong lễ Hari Raya AidilFitri, người Brunei có truyền thống mở cửa cho gia đình, bạn bè, và thậm chí cả người lạ cũng được chào đón nồng nhiệt vào thăm nhà.

  • HỆ THỐNG PHÁP LUẬT | BRUNEI CHARM

    TRANG CHỦ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Hệ thống pháp luật của Brunei bao gồm Thông luật và luật Hồi giáo (luật Sharia). Thông luật (hay luật chung): Đạo luật áp dụng luật quy định luật chung của Vương quốc Anh và học thuyết về công bằng cùng với các quy chế áp dụng chung được quản lý hoặc có hiệu lực ở Anh, cũng có hiệu lực pháp luật ở Brunei. Tuy nhiên, các luật này sẽ có hiệu lực trong phạm vi nhất định và có thể bị điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh và phong tục tại Brunei. Luật Sharia: nguồn của luật Sharia gồm Kinh Qur'an, hadith, qiyas (suy luận tương tự), ijima (đồng thuận về quan điểm). Bộ luật này áp dụng cho người theo đạo Hồi và trong một số trường hợp áp dụng cho cả người không theo đạo Hồi. WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024

  • CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ | BRUNEI CHARM

    TRANG CHỦ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ Brunei là quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế. Quốc vương là nguyên thủ quốc gia, có quyền lực tối cao trong các vấn đề tôn giáo, chính trị, lập pháp và hành pháp. Theo Hiến pháp, Quốc vương có quyền hành pháp và được hỗ trợ cố vấn bởi 5 cơ quan gồm Hội đồng Kế vị, Hội đồng Cơ mật, Hội đồng Tôn giáo, Hội đồng Lập pháp và Hội đồng Bộ trưởng Nội các. Hội đồng Cơ mật có nhiệm vụ tư vấn cho Quốc vương về sửa đổi các điều trong Hiến pháp, về phong tục lễ nghi. Hội đồng Tôn giáo thực hiện nhiệm vụ cố vấn những vấn đề liên quan đến đạo Hồi, hỗ trợ soạn thảo luật tôn giáo. Hội đồng Bộ trưởng Nội các thực hiện chức năng hành chính của chính phủ, tư vấn các vấn đề hành chính cho quốc gia, bao gồm cả việc phê duyệt chính sách. Quốc vương có toàn quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các Bộ trưởng và thành viên nội các. Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah, trị vì từ năm 1967 tới nay, đồng thời là Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Tài chính và Kinh tế. Thái tử hiện giữ chức Bộ trưởng cấp cao Văn phòng Thủ tướng. Các thành viên Hoàng gia nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nội các. WEBSITE TÌM HIỂU VĂN HÓA BRUNEI VÀ VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - BRUNEI Website được thực hiện bởi Nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam © 2024

bottom of page